Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Ngon Tuyệt Hảo, Kinh Doanh Hút Khách
Để tạo nên món hủ tiếu khiến khách hàng nhớ mãi không quên, bí quyết chính là nước lèo hủ tiếu. Một tô nước lèo phải có hương thơm nức mũi, vị ngon ngọt béo ngậy từ xương và các thực phảm ăn kèm. Vậy công thức nấu nước lèo hủ tiếu chuẩn nhất là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu nước lèo hủ tiếu thơm ngon tuyệt hảo.
Nguyên liệu nấu nước lèo hủ tiếu
Để món hủ tiếu của bạn khiến khách hàng ăn là “ghiền” không phải là điều dễ dàng và có gây được ấn tượng hay không thì nước lèo chiếm điểm số rất cao. Chính vì vậy nếu bạn đang lên một kế hoạch kinh doanh và sản phẩm chính là hủ tiếu gõ thì cần nghiên cứu công thức nấu nước lèo hủ tiếu sao cho thật chuẩn.
Các nguyên liệu nấu hủ tiếu gõ:
- Xương ống hoặc xương sống, sọ heo khoảng 2kg.
- Giò heo 1 cái
- Thịt nạc vai heo đã xay hoặc bằm nhỏ 500gr
- Sườn heo 1kg
- Thịt ba chỉ để làm tóp mỡ hoặc tóp mỡ mua sẵn 500gr
- Tôm khô 300gr
- Khô mực 300gr
- Bánh hủ tiếu
- Củ cải muối
- Rau sống ăn kèm gồm giá đỗ, rau xà lách, rau thơm (tía tô, ngò gai, mùi,...),...
- Hành tây 1 củ, hành lá 1 bó, tương ớt, ớt tươi, hành tím,...
- Gia vị gồm muối, mắm, tiêu, bột ngọt, đường phèn,...
Sơ chế nguyên liệu nấu nước lèo hủ tiếu
Bạn cần rửa sạch tất cả những nguyên liệu nấu nước lèo bao gồm xương, thịt, rau,... trước khi sơ chế, chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Xương ống rửa thật sạch rồi luộc sơ qua cùng với nước sạch, 1 nhánh gừng và hành tím để loại bỏ đi mùi hôi của xương. Cách làm này tương tự với thịt ba chỉ để làm tóp mỡ, sườn heo, chân giò sau khi rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Rau sống ăn kèm rửa sạch, ngâm cùng với muối để diệt khuẩn.
Hành tây bóc vỏ loại bỏ rễ rửa sạch rồi bổ múi cau, tương tự với hành lá bỏ lá vàng và rễ rồi rửa sạch cắt nhỏ.
Hành tím bóc vỏ, thái nhỏ rồi phi thơm cùng dầu ăn. Thịt heo xay cho vào nồi xào thơm, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu
Nấu nước hầm xương
Cho xương ống vừa sơ chế xong ở bước 1 cho vào nồi cùng với nước sạch ngập mặt xương khoảng 2 đốt ngón tay và cho thêm 1 thìa cà phê muối rồi đun sôi, cho nhỏ lửa để ninh xương. Trong quá trình thực hiện ninh xương nếu có bọt hãy vớt bỏ để giúp cho nước lèo có độ trong nhất.
Sườn heo, giò heo sau khi sơ chế cho vào nồi luộc nấu tỉ lệ xương và nước là 1:3 và ninh nhừ tròng khoảng từ 2 đến 3 tiếng. Trong quá trình nấu sườn, chân giò nếu có bọt cũng vớt loại bỏ để đảm bảo không có mùi hôi.
Chế nước lèo hủ tiếu
Tôm khô rửa sạch lại cùng với nước rồi cho vào giỏ kim loại cho vào nồi nước xương ống nấu trong khoảng 1 giờ để nồi nước dùng được ngọt nước hơn. Sau khi vớt ra để cho ráo nước rồi cho vào chảo chiên cho vàng rụm, thêm một chút muối, bột ngọt, tiêu cho vừa ăn.
Cho hành tây, củ cải trắng, khô mực, tôm khô vào nồi nước dùng đến khi sôi lại cho lửa nhỏ rồi vớt bọt để giữ độ trong cho nước lèo.
Sau khi ninh xương được khoảng gần 3 tiếng thì nêm nếm muối, đường phèn, bột ngọt,... sao cho vừa ăn rồi để lửa liu riu là được, tránh hầm xương quá lâu sẽ khiến thịt bị hôi, bã thịt.
Sau khi nước dùng đã được bạn nêm nếm sao cho đủ lượng nước lèo cần để bán trong ngày như 50L, 80L,...với tỉ lệ 1kg bột ngọt, 500gr đường phèn, 500gr muối, 500gr hạt nêm và thêm hành tím đã phi thơm ở bước sơ chế để giúp đảm bảo được đúng vị nước lèo hủ tiếu gõ thơm ngon của đất Sài thành.
Làm tóp mỡ ăn kèm
Để tóp mỡ được ngon, giòn thì trước khi thắng bạn cần luộc sơ chế trước rồi cắt miếng nhỏ, dài to hơn hạt bắp 1 chút để đến khi thắng mỡ rút lại là vừa. Sau đó, bạn đập thêm vài tép tỏi sống để cho vào mỡ khi lấy ra khỏi bếp.
Để thắng tóp mỡ được giòn, ngon thì khi bắt đầu bạn nên để lửa lớn để giúp cho thịt được săn lại nhanh mà vẫn giữ được độ ngọt của thịt. Khi thịt đã săn lại hãy cho lửa nhỏ xuống và chiên liu riu cho đến khi vàng đẹp thì cho tỏi băm, một chút muối, tiêu đảo đều rồi tắt bếp. Với độ nóng sẵn của dầu thì tỏi vẫn sẽ được vàng thơm nên bạn hãy yên tâm.
Đây chính là một bí kíp “vàng” giúp cho món hủ tiếu gõ của bạn đạt đúng chuẩn ngon hương vị Sài Gòn xưa.
Trình bày và thưởng thức hủ tiếu
Trong cách nấu nước lèo bán hủ tiếu riêng đối với quá trình trụng bánh thì bạn nên bắc 1 nồi riêng để đảm bảo nồi nước dùng giữ được hương vị đúng chuẩn ngon nhất. Bạn nên bắc 1 nồi nước lèo khác bên cạnh chuyên chỉ để trụng bánh.
Khi trụng bánh hủ tiếu nếu bạn thích ăn rau trần qua thì có thể cho chung vào rồi trụng cùng nước lèo, sau đó đổ ra tô cho nước dùng, tép mỡ, hành phi, sườn, giò heo, thịt bằm xào, hành hoa vào và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Với cách nấu nước lèo hủ tiếu gõ này bạn có thể thực hiện được một cách đơn giản, dễ dàng và vị ngon ngọt của nước lèo chính là điểm cộng vô cùng lớn giúp khách hàng đến với bạn nhiều hơn. Từ đó, quán của bạn sẽ đạt được doanh thu, lợi nhuận cao nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét